Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015


Đối với một số người học chơi bóng bàn thường chú tâm vào việc rèn luyện, tập làm quen với bóng ít để ý đến các đặc điểm hay các khái niệm về các dụng cụ chơi bóng bàn. Sau đây bachkhoasport xin giới thiệu qua về một số dụng cụ không thể thiếu trong khi chơi bóng bàn
Đầu tiên: Vợt – được xem là vũ khí của VĐV
Vợt bóng bàn


- Vợt có thể có kích thước, hình dáng và trọng lượng bất kỳ nhưng cốt vợt phải phẳng và cứng.
- Ít nhất 85% bề dầy cốt vợt phải bằng gỗ tự nhiên; một lớp dính bene trong cốt vợt có thể được tăng cuờng bằng loại chất sợi như sợi các bon, sợi thủy tinh hay giấy nén nhưng không được vượt quá 7,5% toàn bộ bề dày hoặc 0,35mm.
- Mặt của cốt vợt dùng để đánh bóng phải được phủ hoặc bằng mặt gai cao su thường, gai hướng ra ngoài, tất cả độ dầy kể cả chất dính không vượt quá 2mm, hoặc bằng cao su mút với gai úp hay gai ngửa, tất cả có độ dầy kể cả chất dính không vượt quá 4mm.
- Cao su thường có gai là một lớp duy nhất bằng cao su, không lỗ tổ ong, tự nhiên hoặc tổng hợp, các hại gai rải rộng đều trên mặt vợt với mật độ không ít hơn 10 và không quá 50 gai/cm2;
- Cao su mút là một lớp dày duy nhất cao su tổ ong, phủ một lớp ở phía ngoài bằng cao su thường có gai, bề dầy của lớp cao su có gai không vượt quá 2mm.
- Chất liệu phủ phải kéo ra tới các mép nhưng không được vượt quá các giới hạn của cốt vợt, trừ phần gần cán nhất và chỗ đặt các ngón tay có thể để không hoặc phủ bằng một chất liệu nào đó.
- Cốt vợt cũng như bất kỳ lớp nào bên trong cốt vợt và lớp phủ bên ngoài hoặc dán trên mặt dùng để đánh bóng phải liên tục và có độ dầy đồng đều.
- Mặt phủ cốt vợt hoặc mặt cốt vợt không phủ phải mờ, một mặt là mầu đỏ tươi và mặt kia là mầu đen.
- Những sai lệch nhỏ về sự liên tục của mặt vợt hoặc sự đồng đều về mầu sắc do sự cố bất thường hay do hao mòn thì có thể chiếu cố miễn là những điều đó không làm thay đổi đáng kể đến đặc điểm của mặt vợt.
- Trước lúc bắt đầu trận đấu hay khi thay vợt trong trận đấu, đấu thủ sẽ đưa vợt mà mình sử dụng cho đối phương và trọng tài xem và kiểm tra.
Thứ hai: Bóng
- Quả bóng hình cầu có đường kính 40mm.
- Quả bóng nặng 2,7g.
- Quả bóng được làm bằng xen-lu-lô-ít hoặc chất nhựa dẻo tương tự, có mầu trắng hay màu da cam và mờ.
Thứ ba: Bàn bóng bàn
Bàn bóng bàn đẹp

- Phần mặt trên của bàn gọi là mặt đánh bóng (mặt bàn) hình chữ nhật dài 2m74, rộng 1m525, nằm trong một mặt phẳng nằm ngang cao 76cm tính từ mặt đất.
- Mặt bàn không bao gồm các cạnh bên của mặt bàn
- Mặt bàn có thể làm bằng bất cứ chất liệu nào và phải có một độ nảy đồng đều khoảng 23cm khi để quả bóng tiêu chuẩn rơi từ độ cao 30cm xuống mặt bàn đó.
- Mặt bàn phải có mầu sẫm đồng đều và mờ, xung quanh mặt bàn có một đường vạch kẻ trắng rộng 2cm, mỗi vạch theo chiều dài 2m74 của bàn gọi là đường biên dọc, mỗi vạch theo chiều rộng 1m52 của bàn gọi là đường biên ngang (đường cuối bàn).
- Mặt bàn được chia thành 2 phần bằng nhau bởi một cái lưới thẳng đứng song song với đường cuối bàn và căng suốt trên toàn bộ diện chia đôi hai bên phần bàn.
- Để đánh đôi, mỗi phần mặt bàn lại chia thành 2 phần nhỏ bằng nhau bởi một đường vạch giữa màu trắng rộng 3mm song song với các đường biên dọc. Đường vạch giữa được coi như thuộc về phần bên phải của mỗi nửa bàn.

Cuối cùng: Lưới
- Bộ phận lưới gồm có chính cái lưới, dây căng và các cọc lưới, bao gồm cả các cái kẹp để cặp cọc lưới vào bàn.
- Lưới được căng bằng một sợi dây nhỏ, buộc mỗi đầu vào cọc lưới có chiều cao 15,25cm. Khoảng cách giới hạn ngoài đường biên dọc với cột cọc lưới là 15,25cm.
- Mép trên của lưới suốt chiều dài phải cao đều 15,25cm so với mặt bàn.
-Mép dưới suốt chiều dài của lưới cần phải sát với mặt bàn và những cạnh bên của lưới cũng cần phải sát với cọc lưới.


1 nhận xét :