Cùng tìm hiểu về các nâng cao tốc độc chuyển động cho các bạn học bóng bàn nhé
Stefan Weigelt đã viết luận văn TS “Tốc độ vận động
trong thể thao”
Điểm nhấn chính ông nêu ra là về cơ bản, tốc độ là
phối hợp. Một số HLV có thể bị sốc, ít ra ở nước Đức, vì tốc độ và phối hợp được
coi là hai khái niệm hòan tòan khác nhau. Tốc độ thường được xem là 1 yếu tố của
lãnh vực thể lực , trong khí đó phối hợp được coi là một yếu tố của lãnh vực kỹ
năng vận động
Nói một cách hình tượng thì một mặt Stefan Weigelt
muốn tháo bỏ mối quan hệ giữa tốc độ và sức mạnh. Mặt khác tốc độ được xem là
chuyển động có trình tự được phối hợp tốt về thời gian. Ngòai ra Weigelt chỉ ra
rằng cấu trúc của tốc độ vận động rất khác với các yếu tố thể lực như sức mạnh
và sức bền.
Ông chứng minh giả định của mình bằng việc đo tốc độ
vung cánh tay trong bóng bàn. Đối tượng thực nghiệm là các vận động viên bóng
bàn trẻ có tập luyện nghiêm túc. Họ được quan sát dưới hai điều kiện khác nhau:
Thực hiện cú giật càng nhanh càng tốt với cú giật không bóng (shadow) và với
bài tập nhiều bóng (Multiball)
Quan niệm bình thường cho rằng đánh không bóng thì
nhanh hơn, vì chẳng cần qua tâm đến đường bóng cũng như điểm tiếp xúc. Tuy
nhiên thực tế cho thấp ngược lại: vđv tập nhiều bóng có tốc độ đánh bóng cao hơn
nhiều so với khi đánh không bóng. Có vẻ như vđv cần “cảm giác” khi bóng đến và
chuyển động cánh tay của người phát bóng. Với người đánh bóng đó là 2 tín hiệu
kích hoạt. Người ta đã quay lại các bài tập và phân tích video sau đó. Weigelt
nhận tháy rằng kỹ thuật giật không bóng cũng tương đối khác với phiênbản kỹ thuật
giật nhiều bóng.
Điều này đã tự chứng minh cho mình. Tập nhiều bóng
đã được kiểm nhận là cách tập luyện hiệu quả vì khó xảy ra tình huống luyện kỹ
thuật sai. Tập nhiều bóng cho phép người tập thực hiện các cú đánh gần với tình
huống thi đấu thực tế nhất. Tập luyện tốc độ bằng tập nhiều bóng đã được chứng
minh về cả lý thuyết và kiểm nghiệm thực tế thông qua nghiên cứu của Weigelt. Ở
nước Đức, người ta cho rằng tốc độ có thể tập tốt khi đánh 6 đến 8 cú liên tục,
sau đó là một khỏang nghỉ.
Ngòai ra vấn đề tập không bóng có ảnh hưởng kém đến
tốc độ cũng được đề cập. Ý kiến được xem xét rằng việc tập không bóng là vô ích
với việc tăng tốc độ của 1 kỹ thuật cụ thể ở thể thao đỉnh cao (Weigelt 1995).
Weigelt tạo cảm hứng cho tôi suy nghĩ sâu hơn. Rằng liệu tập không bóng với tải
có thể có hiệu quả không, ví dụ giật không bóng với dây cao su hoặc tạ nhỏ. Các
cách tập cổ điển này có vẻ không hòan thiện lắm, cũng như các phương pháp tập tốc
độ bằng cách tăng sức mạnh bột phát trên cơ sở lực cản. Do đó tập với tạ nhỏ hoặc
dây cao su nên được đưa vào sổ đen.
Chúng ta hãy thử vận dụng ý tưởng này vào tốc đọ di
chuyển chân. Cách tập tốc độ chân hay nhất vẫn có vẻ là tập nhiều bóng. Tập chạy
tăng tốc cự ly ngắn không bóng (kể cả bước ngang và các bài tập đổi bước) về
nguyên tắc không phải là tồi. Tuy nhiên nếu ta suy luận theo logic thì đây chỉ
là chọn lựa thứ 2. Tôi muốn cảnh báo về việc sử dụng áo nặng hoặc vợt nặng để tập
tốc độ dù rằng thực tế cả hai cách này đều có thể kết hợp với tập nhiều bóng.
Ngòai ra người tập có thể lấy cảm hứng từ nghiên cứu của Weighel và tập với vợt
thường và vợt nặng luân phiên nhau.
Nhà khoa học người Đức đã thử nghiệm pp này trên
chuyển động cổ tay. Ông đã thấy các kết quả rõ rệt, tuy nhiên sự tiến bộ không
được bền và không cao hơn việc tập bình thường (không thêm tải)
Dù Stefan Weigelt đã tập trung vào việc phối hợp
trong tốc độ, nhưng không có nghĩa rằng sức mạnh của cơ bắp không ảnh hưởng đến
tốc độ. Vào năm 1980 Dietmar Schmidtbleicher đã mô tả mối quan hệ giữa tốc độ
và sức mạnh trong nghiên cứu của mình. Với nghiên cứu này ông đã phủ định hòan
tòan quan điểm phổ thông rằng tập sức mạnh sẽ làm bạn chậm đi. Nghiên cứu của
Schmidtbleicher cho hai kết quả thú cị: Sức mạnh cũng rất hữu ích cho vận động
viên có nhu cầu vượt nhanh qua một lực cản nhỏ. Và: Tập sức mạnh (với tải nặng)
có tác động tăng tốc độ chuyển động cao hơn là tập lực bột phát (với tải nhẹ hơn).
Như vậy người tập sức mạnh tối đa có vẻ như đồng thời đang tập tốc độ rất tốt.
Tuy nhiên ta không được quên rằng ta phải biết kết hợp sức mạnh một cách chính
xác vào chuyển động của chân và tay trên bàn bóng.
Trong mối quan hệ giữa sức mạnh và tốc độ tôi nảy ra
một câu hỏi nữa: Khi tập tốc độ có nên tăng cường độ đồng thời giảm số lượng lặp
lại khi tập không? Klaus Wirth và đồng nghiệp khuyên nên chọn nhóm 10 đến 12 lập
lại khi tập sức mạnh. Tôi nghĩ ta nên sáng tạo tùy theo trang thiết bị phòng tập.
Các bài tập không phổ biến là cần thiết, vị dụ kéo tay trên xà ngang, chống đẩy
xà dọc…. Các bài tập cổ điển nên được xem lại, ví dụ hít đất với chân để cao hơn
thân, dứng lên ngồi xuống trên 1 chân…
Cuối cùng ta xem lại sẽ bỏ gì vào giỏ đem về ở cuối
bài viết này: Rằng tốc độ chuyển động trong bóng bàn không nên được tập bằng
cách bắt chiếc đánh không bóng với chuyển động chân và tay (với tải hoặc không
tải) mà nên tập bằng phương pháp đã được khoa học chứng minh: Tập nhiều bóng và
tập sức mạnh.
Sưu tầm
0 nhận xét :
Đăng nhận xét